Câu hỏi được gửi tới là
"Chào các anh chị,
Trước hết cảm ơn anh chị đã dành thời gian dừng chân và ghé thăm bài viết này.
Mùa đông sắp tới em tính vào trường đại hoc theo ngành Tâm lý học.
Mặc dù đã có tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngành trên Internet và được nhiều người tư vấn nhưng đa số thông tin chỉ giúp em tới 1 góc độ nào thôi.
Em tự hỏi có anh chị nào đã hoặc đang học nghành này, hoặc :) có quen ai học ngành này thích/muốn chia sẻ kinh nghiệm / tư vấn cho những ai (newbies) muốn theo nghành như em.
Cảm ơn anh chị 1 lần nữa :)
PS: Đôi chút về bản thân: Em hiện tại 20 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp cấp 3 hay còn gọi là Abitur trong Gymnasium nên hiện tại tiếng Đức không còn là 1 ,,chướng ngại vật" lớn nhất nữa."
Chia sẻ của Quyên Nguyễn:
Ngành tâm lý ở Đức là thuộc khối M và tương đương với học bác sĩ. Để học và trở thành 1 bác sĩ tâm lý ở Đức mình nghĩ phải học thấp nhất là Master thì mới có cơ hội việc làm. Mà học bác sĩ thì cao quá mình cũng lượng sức thôi :D Nếu bạn thật sự có khả năng và đam mê, thì hãy theo, vì ngành này bên đây học cực lắm!
Chia sẻ của Uyên Nguyễn:
Psychologie muốn có việc làm thì bạn phải có Master, muốn làm PsychotherapeutIn- cái đích của hầu hết tất cả sinh viên- thì cần tiếp tục làm Ausbildung (và phải đóng tiền nha ❤️). Nhưng dựa theo nội dung và kiến thức mình học được thì mình cảm thấy lựa chọn của mình là lựa chọn sáng suốt nhất từ khi sinh ra tới giờ.
Về khối học ở STK thì phần lớn lấy M, có uni lấy cả G/S và một số cực ít là W. Tuy nhiên mình khuyến khích các bạn theo M vì sử dụng Sinh khá nhiều. Ngoài ra thì những thứ cơ bản về Lý thì cũng nên có sẵn trong đầu vì bọn mình sờ hầu hết các ngóc ngách trong cuộc sống, vì đó là những thứ mà chúng ta phải dùng não để xử lí.
![]() |
Khó khăn trong việc học ngành Tâm lý học ở Đức nhưng nếu bạn cố gắng thì sau thời gian dài có thể trở thành bác sỹ tâm lý ở Đức. |
Ngành này, và mấy ngành y nữa, nói chung liên quan đến điều trị bệnh thì em phải học học nữa học mãi.
Em phải học ít nhất xong Master mới được gọi là Psychologe nhưng xong cái này thì cơ hội việc làm của em rất kém, trừ khi em muốn đi dạy pädagogische Psychologie. Ngành này ở Đức vẫn coi trọng Diplomstudiengang hơn là MA nhưng chắc ít trường còn dạy nó, nếu được em nên học Diplom. Rồi tuỳ em muốn làm nghề gì nữa, muốn thành Psychotherapeuten em phải học thêm Weiterbildung 3 năm mà tiếng phải thật giỏi. Nên nghiên cứu xác định hướng đi cành sớm càng tốt.
Em sinh sống ở Đức mà ko biết tiếng Đức sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cũng sẽ ko bao giờ hoà hợp được với môi trường hay hiểu được tâm lý người Đức.
Ngoại trừ xin việc ở mức độ cao cấp có nhiều kinh nghiệm, ko biết tiêng Đức rất khó xin việc, vì những lý do chị mới nêu, trừ khi em cực kì giỏi học điểm cao nhất trường.
Bằng tiếng Anh hay tiếng Đức ko quan trọng, quan trọng là bằng của trường nào cấp.
Tiếng Anh bên này ko coi là ngoại ngữ nữa, mà là tiếng ai cũng phải biết. Khi học đại học ngành nào cũng phải đọc nhiều tài liệu tiếng Anh. Em muốn học Psychologie sau này làm việc với bệnh nhân Đức mà ko biết tiếng Đức em nghĩ xem có được ko? Còn nếu em ko có ý định ở lại Đức thì học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn.
Bạn Quang Nhut Truong trả lời:
Em hiểu ý chị muốn nói gì. Em chỉ hỏi tổng quát để hiểu thêm về cách suy nghĩ con người Đức nói chúng và cac công ty bên Đức nói riêng. Có lẽ câu hỏi của em chưa rõ lắm. Ví dụ của em là một người nước ngoài với bằng Master/Doctor Psychologie tiếng Anh + giỏi tiếng Đức (C1-C2).
Em hiểu là câu hỏi này không thể trả lời chung chung được. Theo kinh nghiem làm việc với người Đức của chị thì liệu người nước ngoài có bằng tiếng Đức được ưa chuộng hơn là người giỏi tiếng Đức nhưng có bằng tiếng Anh. Được nghe 1 người đi làm chung với người Đức đúng là mở mang tầm mắt :).
Trả lời của chị Phoenix Thuy Duong cho câu hỏi của bạn Quang Nhut Truong:
Như chị nói ở trên, bằng ko quan trọng tiếng Anh hay tiếng Đức quan trọng là trường nào cấp. Bằng cấp chỉ giúp mình xin được công việc đầu tiên, sau đó có tiến thân được ko là do khả năng của mình. Những công việc sau sẽ phụ thuộc vào công việc trước, bằng cấp ko còn yếu tố quan trọng nhất nữa.
Còn C1-C2 cũng ko quan trọng, cái chính là em có giao tiếp giỏi hay ko, có nắm được tình hình kình tế chính trị xã hội ở Đức ko, đi phỏng vấn có thuyết phục được người ta mướn em hay ko.
Em nên tham khảo với những anh chị học bằng tiếng Anh ở Đức xem anh chị có những khó khăn gì sẽ biết rõ hơn. Kinh nghiệm của người khác thì tất cả đều là chủ quan em nhé, người học được kiếm việc được sẽ nói dễ, người ko làm được sẽ nói khó, khi đến phiên em có làm được hay ko lại là chuyện khác.
Chia sẻ của Hanh Tran Hong:
Omg, trước cũng quen 1 bạn học xong tâm lý học và đi làm rồi. Học và đi làm của bạn ấy kéo dài tấm 7 năm, ausbildung sau đó đi làm việc với tư cách là thực tập, sau đó lại học khoá thêm cao nữa. Ausbildung ngành này hình như lâu hơn bình thường là 4 năm hay sao ý. Nhưng mà khó nhằn và cực kì đắt đỏ.
Và 1 điều nữa là phải cực kì giỏi tiếng đức không những chuyên ngành và cả giao tiếp nữa... Drück die Daumen cho bạn!!!
Chia sẻ của Phương Nguyễn:
E tâm lý khá hay e, nếu muốn biết rõ có hợp với mình không ý, thì e tìm trong ngành đó của trg e thích cái Modulhandbuch của ngành đó e. Tại cùng 1 ngành nhưng mỗi trường cách xây dựng Modul có khác chút xíu e 🙂
Quan trọng e đọc cả Vertiefungen cua nó nua, sau nay e sẽ chuyen sâu ve mảng đó. E xem cách ngta dậy Vertiefung có hay k 🙂 Cần thiết e đến Beratung ^^
E học bên này có tiếng Đ tốt cũng la quá ok r 🙂 Ban đầu nên chọn cái nao e cảm thấy thích thú nhất e 🙂 Chúc e chọn đc bước tiếp nh ^^
Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com chia sẻ về khó khăn, vất vả khi học ngành Tâm lý học ở Đức cho người Việt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét