Cuộc sống ở Đức

Quan điểm về học tiếng Đức của người Việt ở Đức

Tiếng Đức là điều rất quan trọng để giúp người Việt có thể đến nước Đức học tập, lao động. Tuy vậy, rất nhiều người Việt có thể nghe, hiểu tiếng Đức nhưng không có khả năng diễn đạt ý của họ dẫn đến cảm giác chán nản và không muốn tham gia vào các cuộc hội thoại với người Đức, ngay cả với các bạn sinh viên Việt du học ở Đức cũng khó có đủ trình độ tiếng Đức. Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com chia sẻ về các quan điểm của một số người Việt đã ở Đức nhiều năm về vấn đề học tiếng Đức đối với người Việt.

Câu hỏi được đưa ra bàn luận là

Cho hỏi các mẹ đã bao giờ găpj phải tình trạng mình hiểu nhiều hơn những thứ mình có thể nói chưa ợ. Cá nhân mình, có rất nhiều vấn đề mình hiểu nhưng ko diễn giải nổi, và nhiều lúc mình thấy nhiều thằng Đức phát biểu linh tinh bỏ mẹ. Còn các mẹ thì sao, và nếu cũng như mình thì các mẹ đa và đang làm gì để cải thiện?


Câu trả lời của bạn Hoa Mai Lan

Chuyện này là bình thường bạn ah. Muốn nói tốt hơn thì mình phải luyện thôi. kiếm 1 Thema, ngồi ở nhà tự kỷ, tự nói 1 mình. Hoặc kiếm mấy bạn người Đức/nước ngoài, luyện chém gió với tụi nó.

Câu trả lời của bạn Hang Nguyen


Công nhận vài thằng Đức vừa ngu vừa cứng nhắc vừa nguyên tắc. Hôm nay đi gửi post vì nó có cái mã mới cho giáng sinh nó ko biết tính tiền ntn. Mình nói nó m scan einfach thôi xem cái thùng bao nhiêu tiền rồi bỏ lên cân bn ký kích bn tính tiền. Nó đi giải thích cho mình một hồi là làm như vậy ko đc. Nó gọi hết chỗ này đến chỗ kia. Cuối cùng vẫn là như mình nói. Mã cha nó tốn hết gần 40’.

Câu trả lời của bạn Nguyên Vi

 
Phản xạ chưa tốt thường là vì các bạn nghe người ta nói Tiếng Đức thì trước tiên thường phải ngầm dịch qua Tiếng Việt để hiểu, sau đó nghĩ bằng Tiếng Việt rồi lại dịch qua Tiếng Đức để trả lời nên sẽ có timelag, nói cách khác là các bạn mới chỉ dừng ở mức "biết ngoại ngữ" (từ mới + ngữ pháp) thôi, chưa sử dụng được ngoại ngữ theo ý mình.
Giải pháp là đọc sách báo, xem truyền hình và tương tác với người Đức nhiều vào để "ngấm" cách diễn đạt Tiếng Đức, và cố gắng tập suy nghĩ thẳng bằng Tiếng Đức thay vì Tiêng Việt, từ đơn giản đến phức tạp.


Câu trả lời của chị Thi Hong Trang Nguyen

Em bị như vậy là do em suy nghĩ trong đầu cả câu, ngữ pháp này nọ, nên đùng phát ko tuôn ra hết được do một phần thiếu vốn từ. Nếu chỉ để dùng phát biểu hay thi vấn đáp, thì trước hết em cần đọc nhiều sách. Cùng một chủ đề nhưng mỗi sách diễn giải khác nhau, em tự tóm tắt lại theo cách hiểu riêng, và ghi chú bằng Stichwort. Quan trọng nhất là nhớ Stichwort, để khi trả lời cứ thế phản xạ trả lời bằng stichwort, khi tiếng Đức nhuần nhuyễn hơn, thì hãy ghép cả câu vào. Vốn từ càng nhiều, cộng thêm thường xuyên ứng dụng thì sẽ nhạy hơn. Học nhóm cũng là một cách, nói stichwort, thì bạn ng Đức sẽ giúp em hoàn thiện cả câu. Kinh nghiệm của chị là như vậy.

 
 
Dù sống nhiều năm ở Đức nhưng người Việt gặp rất nhiều hạn chế khi học tiếng Đức do cách học không khoa học, trở ngại về tuổi tác hoặc quá bận bịu với công việc để kiếm sống
Dù sống nhiều năm ở Đức nhưng người Việt gặp rất nhiều hạn chế khi học tiếng Đức do cách học không khoa học, trở ngại về tuổi tác hoặc quá bận bịu với công việc để kiếm sống

Câu trả lời của bạn Ton Dinh
 cái này em biết. Em ở đây đươc 2 năm rưỡi và đang ở kì 5. Cảm giác khi gần xong Bachelor bắt đầu vào làm Projekt chung thấy nhiều lúc rất bực mình vì có nhiều cái mình hiểu nhưng nói ko được chấp nhận. Câu hỏi đặt ra là liệu có phải do quá tập trung vào chuyên ngành, liệu có nên giành thời gian 1 hoặc 2 kì để tập trung vào tiếng, vì cá x em thấy về cơ bản tiếng vẫn cần thời gian, mọi đốt cháy giai đoạn chỉ phục vụ mục đích ngắn hạn nào đó, sau đó đều cần thời gian để bù đắp.

Bạn Nguyên Vi có thêm câu trả lời


Thực ra ở môi trường Đức một thời gian mà tiếng Đức không tốt thì tức là hoặc các bạn thực sự có vấn đề với ngôn ngữ nói chung, hoặc là các bạn không chịu chủ động tiếp xúc với tiếng Đức (đọc sách báo tiếng Đức, nói chuyện tương tác nhiều với người Đức). Mình nghĩ đa số thuộc trường hợp 2, có nhiều lý do như không có thời gian, ngại, lười đọc, sợ bị cười, hoặc học sai phương pháp.
Kiểu học ngoại ngữ ở Việt Nam mình thì từ bé đến lớn vẫn như học các môn khoa học, nặng về học thuộc và nhớ công thức như học ngữ pháp, từ mới và ghép câu, trong khi ngoại ngữ có bản chất khác. Muốn ngoại ngữ tốt các bạn buộc phải tiếp xúc với thực tế. Ví dụ như vụ từ mới, các từ non technicality thường xuyên được sử dụng trong các lĩnh vực cuộc sống có giới hạn và lặp lại rất nhiều. Chỉ cần tiếp xúc với tiếng Đức (qua báo chí, truyền hình) liên tục là các bạn có thể nắm được tương đối vốn từ cơ bản này sau một thời gian ngắn chứ chắc chắn không cần đến 5-6 năm.

Bạn Ton Dinh có thêm câu trả lời


Nói về việc học tiếng, bạn có thể chia sẻ cho mình bạn đã học tiêng như nào được ko. Mình từ thời học A2 ở việt nam mình đã cố tập nói theo kiểu xem Video và học thuộc. Mình nhớ là BBC learn german mình cày đến tận 3 lần liền, nhưng khi sang đến đây khi bắt đầu ở nhiều ngữ cảnh mà những câu học thuộc ko ap dụng được là mình bắt đầu dịch từ sắp ngữ pháp. Đã có thời gian cứ lải nhải 1 mình bất kì khi nào mình có thể, nói theo kiểu phá ngữ pháp, ohne Grammatik nhưng mình thấy theo cách này lâu vì tiếng Đức nó ko trơn lắm. Ko tiếp xúc với người đức cũng ko phải trường hợp của mình. Nhưng có 1 vấn đề mà mình thấy hầu như cta đều gặp là Uni ngốn hết thời gian, thời gian rảnh còn lại thì phải đi làm nuôi thân. Mình chỉ lên đây hỏi để xem mọi người đã vượt qua như nào. Khi sắp ra trường và thấy mơ hồ, ko hiểu với khả năng tiếng như giờ liệu có làm nên trò gì ko.

Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com chia sẻ về các quan điểm học tiếng Đức của người Việt ở Đức.


About VietDucNews

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.