Cuộc sống ở Đức

Làm thế nào để người Việt dễ dàng làm quen với người Đức?

Người Đức và nước Đức là quốc gia có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời và có nền kinh tế phát triển hàng đầu châu Âu và trên thế giới. Người Việt ở Đức hay du học sinh, sinh viên Việt Nam luôn muốn có cơ hội du học, lao động, làm việc ở Đức. Tuy nhiên không dễ để làm quen, kết bạn với người Đức. Trang Tin Tức Việt Đức - www.tintucvietduc.com sẽ giúp các bạn hiểu và có cơ hội làm quen với các bạn người Đức.

1. Học cách xưng hô và chào hỏi giống người Đức

Người Đức luôn tôn trọng những người có trình độ học vấn cao, có chức danh như kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học,...Những người như vậy luôn được xã hội Đức ngưỡng mộ và gọi họ với học vị, chức danh kèm theo tên. Chẳng hạn, một ông người Đức được gọi là Tiến sĩ Schmidt, Ông Thị trưởng, Bà Bác sĩ,...Làm như vậy là một cách để thể hiện sự kính nể của bản thân với sự nỗ lực,  cố gắng của người được chào, đồng thời thể hiện sự lịch sự và hiểu biết của người Viết về văn hoá Đức. 

Khi người Đức thấy ai mà họ biết thì  họ sẽ chủ động chào người đó trước, theo thứ bậc giống ở Việt Nam từ trên xuống dưới, chức vụ cao đến chức vụ thấp. Nếu gặp một nhóm bạn có người quen thì cần chào hỏi người quen trước, sau đó thì mới chào những người chưa quen lần lượt và chỉ khi nào quen nhau thì mới bắt tay.

Người Đức thân thiện và cởi mở khi muốn làm quen, kết bạn
Người Đức thân thiện và cởi mở khi muốn làm quen, kết bạn


2. Cách làm quen và giới thiệu bản thân với người Đức


Để làm quen với người Đức thì không cần phải thể hiện, tỏ trình độ hay khoe khoang, điều quan trọng là cần sự chủ động và tự tin, thành thật khi nói chuyện với người Đức. Người Đức không có phân biệt chủng tộc hay phân biệt giàu nghèo, vì vậy tránh các chủ đề liên quan đến chính trị, tôn giáo, người tị nạn,...Tốt nhất nên giới thiệu với người Đức về ẩm thực, văn hoá Việt Nam và từ đó họ cũng cởi mở và chia sẻ các điểm chung về văn hoá, lịch sử của nước Đức. Luôn hướng đến các câu chuyện, tình huống tích cực để có thể gần gũi hơn với người Đức.

Với các đối tác hoặc khi làm việc thì việc trao danh thiếp cá nhân là một phép lịch sự  và giúp cho việc đối tác người Đức có thể liên lạc và mở rộng quan hệ. Tương tự như cách chào hỏi, luôn tôn trọng đối tác theo thứ tự từ chức vụ cao xuống chức vụ thấp. Nếu nhận được danh thiếp giới thiệu của đối tác người Đức thì cần xem kỹ trước khi cất đi để thể hiện bạn quan tâm tới người Đức.


3. Cách thể hiện sự biết ơn và ứng xử lịch sự 

Luôn biết ơn khi có được sự giúp đỡ của những người bạn Đức, nên sử dụng những lời khen, cám ơn đúng lúc, đúng chỗ. Không tỏ ra quá ba hoa và nếu có thể gặp hoàn cảnh khó khăn thì hãy giúp đỡ, như vậy, người Đức sẽ hiểu sự chân thành và quan tâm của người Việt dành cho người Đức. Đối với phụ nữ thì người Đức không coi trọng việc họ là phụ nữ, là phái yếu mà chịu nhường nhịn như ở Việt Nam. Họ chủ động làm những việc mà được coi là trách nhiệm của đàn ông như lái xe, mở cửa ô tô hay kéo ghế mời ngồi,...và nếu bạn từ chối thì sẽ tạo ra sự xúc phạm không hề nhẹ trong mắt phụ nữ Đức.

Khi được mời đi cùng xe, thì bạn cần ngồi cạnh bên tài xế người Đức thay vì ngồi đằng sau vì như vậy bạn thể hiện sự quan tâm và muốn chia sẻ thời gian trong suốt hành trình. Nếu đi taxi thì ai ngồi trước cạnh tài xế taxi sẽ là người trả tiền. Người Đức làm việc rất đúng giờ và nếu chỉ đến chậm một chút thì họ rất bực mình và khó chịu do ảnh hưởng đến kế hoạch. Vì vậy, để tỏ ra là người lịch sự, tôn trọng khách hàng, bạn cần nên chủ động đến đúng hẹn hoặc đến sớm hơn.

Luôn giữ khoảng cách hợp lý với người Đức tuỳ theo mối quan hệ của bạn với người Đức. Nếu là bạn bè hoặc người yêu thì khoảng cách tới 60 cm là đủ. Nếu chưa quen biết hoặc các đối tác thì khoảng cách cần là từ 1 m đến 1.5 m. Các cử chỉ, điệu bộ cũng cần hợp lý, tránh trường hợp gây hiểu lầm về hành vi xâm phạm tình dục, lạm dụng chức vụ, gây hậu quả nghiêm trọng đối với mối quan hệ với người Đức dẫn đến các cáo buộc, phản ứng không đáng có đối với người Việt sống học tập và lao động trên nước Đức.


Trang Tin Tức Việt Đức - www.tintucvietduc.com



About VietDucNews

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.