Cuộc sống ở Đức

5 điều cần biết cho sinh viên Việt tìm việc làm thêm ở Đức

Du học sinh, sinh viên Việt tới Đức du học được miễn phí 100% nhưng vẫn phải trả các khoản chi phí, sinh hoạt, đi lại, ăn ở dù thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Để có thể trang trải các khoản phí này, du học sinh Việt có thể tìm các công việc làm thêm, partime cho sinh viên và có thu nhập khá hấp dẫn giúp bạn dễ dàng có khoản thu nhập. Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com chia sẻ 5 điều cần biết để giúp các bạn sinh viên Việt ở Đức có thể tìm việc làm dễ dàng và phù hợp với nhu cầu.

1. Tìm việc làm thêm ở Đức rất đa dạng

Đức là quốc gia phát triển hàng đầu về khoa học và công nghệ vì vậy số lượng việc làm trong các lĩnh vực đòi hỏi tư duy là rất phổ biến nhưng yêu cầu cũng cao về khả năng của người có thể làm được việc dù là việc làm parttime. Ngoài ra, các công việc lao động chân tay như phụ bếp, nấu ăn, chạy bàn,...cũng có rất nhiều các cửa hàng, quán ăn cần tuyển dụng, tuy vậy, do các quốc gia khác thuộc Liên minh Châu Âu được ưu tiên khi xét việc làm nên sinh viên Việt muốn tìm các công việc làm dạng này thường khó khăn. Số lượng người lao động của các quốc gia ít phát triển hơn nhưng thuộc Liên minh Châu Âu đổ dồn tới Đức chưa kể lượng người tị nạn đã tạo nên sức ép về dư thừa nhân lực và thiếu việc làm với những công việc tay chân. 

Các bạn du học sinh, sinh viên Việt có ưu thế hơn đó là khả năng ngoại ngữ tiếng Đức, năng động và nhanh nhẹn thì vẫn có thể tìm được các việc làm phù hợp trong các quán cafe, cửa hàng bán đồ ăn nhanh, bán hàng,...Những công việc phức tạp hơn ở các công ty, văn phòng Đức thì lại yêu cầu trình độ tiếng Đức rất cao dù thu nhập hấp dẫn và phù hợp với ngành bạn học, điều này dẫn đến trở ngại cho các bạn sinh viên Việt không đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng.

2. Quy định của luật pháp cho thời gian sinh viên có thể đi làm thêm

Để có giấy phép lao động ở Đức, sinh viên Việt phải được Sở Ngoại Kiều chấp nhận cấp giấy phép trước khi thời gian bạn có thể bắt đầu tìm kiếm công việc. Tuy nhiên, nếu đang là sinh viên của một trường Đại học ở Đức thì bạn không cần có giấy phép này nến bạn đi làm thêm tối đa 90 ngày / năm với 8 tiếng / ngày hoặc 180 ngày / năm với 4 tiếng / ngày và không được làm hơn 20 tiếng / tuần (nếu làm hơn thì sẽ bị coi là làm đủ 7 ngày).

Nếu bạn làm thu nhập dưới 450 Euro / tháng thì bạn không phải đóng thuế nhưng nếu vượt mức trên thì bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập và thuế ở Đức rất cao. Nếu bạn đang trong quá trình thực tập thuộc chương trình học của trường Đại học ở Đức thì không cần có giấy phép lao động và cũng không tính vào thời gian đi làm tối đa 90 ngày hoặc 180 ngày dù bạn có thu nhập từ việc đi thực tập.

Với sinh viên dự bị Đại học thì chỉ có thể tìm việc làm thêm trong những dịp nghỉ hè, nghỉ đông chính thức và phải xin giấy phép lao động của Sở Ngoại Kiều. Nếu bạn là sinh viên đang theo học chương trình học tiếng Đức thì bạn không được phép tìm việc làm.

3. Số tiền thu nhập từ việc làm thêm của bạn là bao nhiêu?

Du học sinh Đức được hỗ trợ từ các trường Đại học về các chính sách tìm việc làm thêm, miễn sao vẫn có thể đảm bảo được việc học tập và không bị ngăn cản về việc tìm các công việc làm phù hợp với trình độ tiếng Đức và chuyên môn của bạn. Nếu bạn đi làm 10 ngày / tháng (90 ngày / năm), mỗi ngày 8 tiếng và với mức lương tối thiểu là 7 Euro / giờ thì bạn có thể thu nhập khoảng 5000 Euro / năm. Nếu bạn chi phí tiết kiệm với các khoản thuê nhà, ăn uống, đi lại thì số tiền này vừa đủ để trang trải chi phí ở Đức.

Với việc du học ở Đức miễn phí 100% và các chi phí ban đầu khi chưa có tìm việc làm thêm khoảng vài nghìn Euro thì sau khi du học sinh Việt tới Đức tìm được việc làm, hoàn toàn có thể không cần tới sự trợ giúp của gia đình để trang trải các khoản chi phí ở Đức, thậm chí nếu bạn có khả năng có thể có mức thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu theo giờ và có thể tiết kiệm tiền để đi du lịch, mua sắm ở Đức.

Du học sinh Việt thường chỉ có thể làm các công việc lao động chân tay khi làm thêm ở Đức
Du học sinh Việt thường chỉ có thể làm các công việc lao động chân tay khi làm thêm ở Đức


4. Tìm kiếm việc làm thêm ở Đức từ đâu?

Tốt nhất là tìm kiếm qua các trang của cộng đồng sinh viên trong các trường Đại học hoặc của các trang báo tin tức tìm việc làm của khu vực bạn sinh sống hoặc qua các cổng thông tin tìm việc làm ở Đức như  www.make-it-in-germany.vn  hay www.your.bosch-career.com. Cố gắng năng động tìm kiếm việc làm qua các thông tin từ các quan hệ bạn bè, cộng đồng người Việt ở Đức tại nơi bạn sinh sống hay tham gia các buổi tuyển dụng lao động của các ngày hội chợ việc làm. Càng có nhiều các mối quan hệ xã hội, sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn tuyển dụng các công việc phù hợp và thu nhập hấp dẫn ở Đức.

5. Lựa chọn công việc làm thêm phù hợp với khả năng của bạn

Nếu bạn có khả năng, chuyên môn và trình độ tiếng Đức tốt bạn có thể tìm kiếm các việc làm trong thư viện, văn phòng của trường Đại học hoặc các công ty Đức với thu nhập > 8.5 Euro / giờ. Đây là cơ hội lớn để các bạn làm quen với môi trường làm việc khoa học, cải thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội rất cần để có thể làm việc sau này nếu bạn có thể tốt nghiệp Đại học ở Đức và tìm một công việc làm phù hợp với thu nhập hấp dẫn.

Tuy vậy, phần lớn du học sinh Việt ở Đức khả năng trình độ và giao tiếp xã hội không đủ tốt để tìm kiếm các công việc làm cần tư duy, sáng tạo nên có thể chọn các công việc lao động chân tay như chạy bàn, rửa chén, bát, nấu ăn ở các quán người Việt với thu nhập thấp 5 Euro / giờ hoặc các quán, cửa hàng có thu nhập cao hơn và có thể giữ khoản tiền tip từ các khách hàng tới ăn. Các công việc bán hàng cũng giúp ích cho bạn nâng cao về giao tiếp và khả năng trình độ tiếng Đức và quan trọng là bạn cần đảm bảo sự nhanh nhẹn, linh hoạt và am hiểu về lĩnh vực, mặt hàng mà cửa hàng bạn kinh doanh để tư vấn cho khách hàng.

Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com chia sẻ 5 điều cần biết để giúp sinh viên Việt tới Đức du học có thể tìm việc làm thêm.

About VietDucNews

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.