1. Tôn trọng người khác qua cách xưng hô đúng mực
Cũng giống như cách xưng hô của người Việt, người Đức thể hiện sự tôn trọng đối với người khác khi gọi họ với tên có chức danh như Bác sĩ, Giáo sư, Ngài Thị Trưởng,...Điều này thể hiện họ ghi nhận sự nỗ lực để đạt được thành quả của người đang được nói đến. Đối với các người thân, bạn bè thì cách xưng hô thoải mái hơn nhiều so với người Việt dù người đó có vị trí cao hơn về chức vụ hoặc quan hệ trong gia đình. Vậy người Việt cần biết cách để xưng hô đúng lúc, đúng chỗ với người Đức để tránh hiểu lầm về sự thiếu hiểu biết, không tôn trọng đối tác, khách hàng người Đức.
2. Ai đến trước thì phục vụ trước, không phân biệt giàu nghèo
Người Việt thích la cà, tụ cập quán xá và tụm năm, tụm ba buôn dưa lê, rượu chè mọi lúc mọi nơi. Người Đức thì khác, họ cũng đến các quán ăn, nhà hàng và chủ yếu là đi cùng gia đình, bạn bè với số lượng ít. Người Đức có thể dễ dàng vào các quán ăn, nhà hàng và tìm chỗ trống hoặc đợi khi có người đã ăn xong một cách kiên nhẫn. Họ không cảm thấy xấu hổ và ngại ngùng khi làm như vậy, còn với người Việt thì sẽ nhanh chóng tìm một quán ăn khác dù chất lượng kém hơn để nhanh chóng tận hưởng thú vui ẩm thực, phong tục Việt.
3. Không quen biết vẫn có thể ngồi cạnh nhau
Người Việt chắc sẽ không thích thú khi có người lạ muốn ngồi cạnh trên bàn ăn và với người Việt như vậy là không lịch sự. Người Đức thì cởi mở hơn so với suy nghĩ như vậy, nếu nhà hàng, quán ăn đã kín chỗ và có thừa ghế trống ở đâu đó thì khách hàng sẽ chủ động hỏi nếu có phiền cho phép họ ngồi cạnh. Chỉ cần đừng ngồi quá gần hoặc tỏ ra tò mò, tọc mạch vào câu chuyện, chủ đề người ngồi cạnh đang nói như người Việt. Quan tâm đến người khác là điều có ích nhưng người Việt không nên tỏ ra hiểu biết, khoe khoang nếu người Đức không muốn chia sẻ thông tin.
![]() |
Người Đức thích vui vẻ với gia đình hơn là tụ tập bạn bè ăn nhậu |
4. Nước uống, bánh mỳ là không miễn phí trong nhà hàng
Khi vào trong nhà hàng, quán ăn thì người Việt thường gọi nhiều món, nhiều đồ ăn và bỏ lại thừa sau đó để thể hiện sự giàu có, khoe mẽ. Người Đức thì không có suy nghĩ như vậy và mọi đồ ăn, thức uống trong nhà hàng đều có tính phí. Người Đức cho rằng đến nhà hàng, quán ăn là để giúp người chủ có thêm thu nhập, việc gọi nước lọc từ vòi nước là điều xúc phạm đến việc kinh doanh nhà hàng ở Đức. Do vậy, nếu muốn gọi đồ uống thì sẽ phải trả tiền cho các loại được đặt trong các chai, lọ. Tương tự với bánh mỳ, dù chỉ là thực phẩm ăn kèm nhưng cũng là một nguồn thu cho nhà hàng và muốn ăn thêm thì phải trả tiền. Người Việt thường kỳ kèo, bớt một thêm hai khi ăn trong nhà hàng và điều này không áp dụng đối với các quán ăn, nhà hàng ở Đức.
5. Đề cao tính cá nhân trong giao tiếp và tôn trọng thời gian của người khác
Khi muốn liên lạc với người Đức thì cần phải chuẩn bị thời gian, thông tin cần thiết để tránh cuộc liên lạc kéo dài, lãng phí thời gian. Người Việt thích buôn dưa lê với bạn bè, đồng nghiệp, ngược lại người Đức không làm như vậy và họ tôn trọng thời gian của cá nhân, không làm phiền nhiễu tới cuộc sống riêng của từng người. Khi giao tiếp họ luôn giới thiệu bản thân trước và mục đích của cuộc hội thoại, khi có được mục đích, mọi người nhanh chóng rời khỏi và chuẩn bị công việc khác, không bàn tán, tụm năm, tụm ba như người Việt. Hơn nữa, người Đức tôn trọng thời gian riêng dành cho cá nhân ví dụ không gọi điện thoại buổi tối dù bạn bè, thân quen. Với người Việt họ thích gọi lúc nào cũng được và cho rằng sự quan tâm của họ đáng quý hơn thời gian riêng của đối phương.
6. Nếu không cần quen thì không cần nói chuyện
Người Việt có thể cảm thấy ngại ngần và thiếu tôn trọng khi đi cùng với nhóm bạn bè và có người bạn khác mà họ không quen đến trò chuyện cùng nhóm bạn họ đang đi cùng. Đối với người Đức, họ cho rằng nếu hai người không cần quen nhau vì mới chỉ nhìn thấy nhau lần đầu thì tốt nhất họ không cần nói chuyện và không ai cảm thấy bị xúc phạm. Đó là từ việc người Đức tôn trọng tính cá nhân, không như người Việt thích kết bè, phái, kìm kẹp lẫn nhau và lúc nào cũng muốn là người nổi bật và được đối phương kính trọng.
![]() |
Người Đức gần gũi, thân mật nhưng không tuỳ tiện như người Việt |
7. Không bao giờ chào nhau trên đường nếu như không quen biết
Người Việt sống chung trong một khu vực thì dù không quen biết họ cũng sẽ chào hỏi để tỏ ra lịch sự, quan tâm đến người khác dù người khác thực tế có thể đang cần làm việc riêng của họ. Người Đức không làm như vậy và chỉ chào hỏi những người họ thật sự đã quen biết, bởi vì người Đức tôn trọng tính cá nhân, dù người Việt cho rằng đó là sự cứng nhắc, khô khan. Thực tế, điều này giúp giảm thiểu các cuộc hội thoại không cần thiết, buôn dưa lê, tụm năm, tụm ba như người Việt và người Đức chẳng cần ai phải chào hỏi họ nếu họ không muốn quen người khác, để họ có thể giành thời gian cho công việc.
8. Tôn trọng luật lệ giao thông dù không có cảnh sát
Người Việt thích vi phạm luật lệ giao thông khi không có cảnh sát, thích vượt đèn đỏ trong mọi trường hợp. Điều này thể hiện sự thiếu hiểu biết pháp luật và người Đức vốn là những người sống rất nguyên tắc, không chỉ bảo vệ cá nhân qua việc tuân thủ luật lệ giao thông ở Đức mà còn tránh nguy hiểm tới những người cùng tham gia giao thông. Người Đức chấp nhận việc chờ đèn đỏ có thể mất thời gian nhưng dù không hề có cảnh sát, ý thức của họ luôn giúp họ đề cao tinh thần cảnh giác để tránh các tai nạn nếu họ vi phạm luật lệ giao thông. Đối với người Việt thì dù sống ở Đức lâu năm, vẫn thích vượt đèn đỏ, qua đường không quan sát các phương tiện, phóng nhanh, vượt ẩu để thể hiện khả năng
9. Thẳng thắn, nói thẳng, nói thật, không vòng vo, trốn tránh trách nhiệm
Người Việt thích nói chuyện kiểu tránh đụng chạm đến các vấn đề, trách nhiệm của bản thân, không nhận sai, xin lỗi, dù thực tế rất thích châm chọc người khác. Đối với người Đức, mọi câu chuyện, chủ đề giao tiếp rất rõ ràng và các vấn đề cần giải quyết phải được công khai. Người Đức sẵn sàng nhận sai và xin lỗi, đồng thời họ cũng đưa ra các nhận xét, chỉ trích có thể rất nặng nề nhưng việc này giúp ích cho đối phương hiểu về sai lầm, mức độ nghiêm trọng và từ đó có thể nhanh chóng khắc phục, giải quyết các hậu quả. Do đó, đối với người Việt thì họ thường tỏ ra hối lỗi và nếu buộc phải sửa sai thì trước mặt tỏ ra ăn năn nhưng phía sau thì lại không chịu nhận thức các sai lầm, trốn tránh trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cộng đồng, xã hội.
10. Cư xử đúng mực, vui đúng lúc, đúng chỗ
Người Việt có thể trò chuyện mọi lúc, mọi nơi từ các vấn đề chung, chính trị, tôn giáo, xã hội, ảnh nóng đến các việc riêng tư của cá nhân, gia đình, công việc. Nếu họ thấy đối phương kém hơn họ thì họ sẽ tỏ ra hiểu biết, thiếu tôn trọng đối phương, tự xem là người am hiểu, sành điệu. Người Đức ghét sự giả dối và coi thường sự khoe khoang, phân biệt giàu nghèo, họ biết lúc nào có thể vui đùa với bạn bè, không trêu chọc người khác. Người Đức không tò mò, tọc mạch vào các câu chuyện riêng, cá nhân và họ không nở nụ cười với người lạ vì họ cho rằng có thể đối phương không thích việc làm quen với họ dù họ đã chủ động làm quen. Người Việt niềm nở để tỏ sự thân mật nhưng giả dối phía sau, đối với người Đức thì lúc nào cũng vui cười có thể hiểu là có vấn đề về tâm lý và không muốn tiếp cận. Với người Đức, đó là sự ngớ ngẩn nếu nở nụ cười với người lạ dù tình huống không có gì đáng cười. Đối với người Việt, họ thích cười để tỏ ra thân mật nhưng điều này không giúp người Đức có thể hiểu người Việt mà trái lại gây cảm giác khó chiu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét