Bài viết được tác giả Phạm Trần Thịnh ở Berlin chia sẻ trên trang thông tin về cộng đồng Việt Nam ở Đức - thoibao.de về sự gian nan vất vả của người phụ nữ Việt Nam khi làm dâu trên nước Đức. Trang Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com tổng hợp tin tức tại Đức nhanh chóng.
Theo Gian nan con đường làm dâu trên nuớc Đức bài viết là một câu truyện dài về tâm tư, tình cảm của bà Phạm Trần Thịnh người dâu Việt trên nước Đức, Quý độc giả có thể theo dõi câu truyện dài từ liên kết tới trang thoibao.de. Dưới đây là tóm tắt câu truyện để người đọc tiện theo dõi:
Chị Phạm Trần Thịnh có quen một người Đức từ một buổi liên hoan sinh nhật của một người bạn Việt Nam từng du học tại Đức và có vài người bạn Đức tới thăm hôm đó. Chị có nhiệm vụ được phân công giúp vợ anh chủ nhà nấu nướng dưới bếp và tình cờ gặp người bạn Đức (chồng chị sau này) khi anh vào bếp tìm muối, anh chê là nấu nhạt quá nên cần thêm chút muối.
![]() |
Vợ chồng chị Phạm Trần Thịnh hạnh phúc với đứa cháu gọi chị Thịnh là bà trẻ |
Và sau đó hai anh chị làm quen một cách tình cờ và khi chị hỏi thì anh người Đức nói đó là tình yêu sát đánh không thể giải thích, anh ấy nói là yêu người con gái Việt từ cái nhìn đầu tiên. Chị Thịnh là người trải qua thời kỳ chiến tranh giải phóng Việt Nam và đã giúp chồng chị người Đức hiểu và yêu Việt Nam kể cả việc học tiếng Việt.
Tuy nhiên, bà mẹ chồng khi đó vốn là một gia đình Đức truyền thống, theo Thiên Chúa giáo vì vậy, bà đã cấm cản và nghi ngờ vì mục đích và tình yêu trong sáng của chị là chỉ để có giấy tờ và sau đó sẽ rời bỏ con trai người Đức của bà. Bà còn đề nghị không cho chị Thịnh tiếp tục theo đạo Phật, được đi chùa mà phải làm lễ, theo nhà thờ của đạo Thiên Chúa giáo.
Chị Thịnh đã vượt qua mọi nỗ lực của sự ngăn cản từ phía gia đình chồng và tận tình giải thích cho chồng chị hiểu về sự đức hạnh của đạo Phật, sự tự do tôn giáo, tín ngưỡng và sự thờ kính cha mẹ là chân tu. Thấu hiểu được suy nghĩ của chị, anh chồng đã làm đơn xin rời khỏi Thiên Chúa giáo, tốn kém vài nghìn Euro và thuê luật sư cả năm trời.
Ngày cưới chỉ có hai vợ chồng anh, chị có mặt, còn gia đình nhà chồng thì không ai đến dự. Sau một tai nạn gẫy tay của bà mẹ chồng, chị Thịnh vượt qua mọi điều tiếng trước đây, vẫn đến chăm sóc tận tình cho ba mẹ hàng ngày và cuối tuần. Sau 6 tháng, tay bà đã lành và bà mẹ chồng người Đức trở nên yêu quý chị và thậm chí còn khuyến khích về thăm Việt Nam, mua nhiều quà thay lời cám ơn tới sự sinh thành, giáo dục của gia đình dâu Việt Nam giàu lòng nhân hậu, đảm đang và chịu khó trong mọi hoàn cảnh.
Bài viết của chị Thịnh tuy có đề cập đến vấn đề tôn giáo về sự xung đột về cách suy nghĩ giữa người Việt sống trên nước Đức và gia đình chồng Tây nhưng qua đó có thể thấy người Việt nếu cố gắng, chịu khó và sống với lòng vị tha, vì tình yêu quê hương và con người Đức có thể lay động và giúp người Đức hiểu và thấu cảm. Đó là sức mạnh mềm của dân tộc Việt Nam ở khắp mọi nơi đều mong muốn được hòa đồng với người bản xứ.
Nguyên gốc từ bài viết của bà Phạm Trần Thịnh – Berlin (Trang Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com tổng hợp tin tức tại Đức nhanh chóng)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét