Bài viết dưới đây được chia sẻ của một cựu du học sinh ở Đức với Trang Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com, mục đích đưa ra các ý kiến, quan điểm về cách nghĩ của người Đức khi nói về người Việt sống và lao động trên nước Đức.
1. Không nói tiếng Đức không hẳn là thiếu tôn trọng người Đức
Sống ở nơi đất khách, nước Đức cũng như các quốc gia khác mà đối tượng du học sinh muốn sang du học Đức đều phải có khả năng về ngoại ngữ, trình độ tiếng Đức đủ để giao tiếp, hoà nhập với cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện như vậy, có rất nhiều bạn là du học sinh tới Đức khi gia đình bố, mẹ là những thế hệ đi trước sang Đức theo diện hợp tác với nhà nước CHDC Đức trước đây, vì vậy tiếng Đức của họ là con số 0.
Trên thực tế, khi mình mới sang Đức, mình không hề biết tiếng Đức ở tuổi 15. Mình được đưa vào lớp học cùng các bạn và trong một môi trường hoàn toàn khác biệt, không ai nói tiếng Việt và không ai hiểu mình. Trong trường hợp này, các bạn sẽ nghĩ rằng người Đức sẽ chế nhạo, khinh bỉ vì mình không biết tiếng Đức và thiếu trình độ, không xứng đáng học cùng với họ. Có thể ai đó sẽ nghĩ cần phải có bằng cấp trình độ tiếng Đức B1, B2, C1, C2,... thì mới có thể vào lớp học tiếng Đức với người bản xứ. Đâu phải như vậy, khi các bạn người Đức đâu có cần xem trình độ, bằng cấp của mình. Trái lại, họ chủ động quan tâm và giúp đỡ mình học tiếng Đức, vượt qua rào cản về ngôn ngữ và điều mình nhận ra là, nếu bản thân không tự cố gắng hoà nhập và rèn luyện thì dù có học tiếng Đức với người bản xứ cũng không thể giúp ích.
![]() |
Du học sinh Việt Nam ở Đức chiếm tỷ lệ lớn trong các quốc gia |
2. Người Đức và các quan điểm sai lầm của người Việt
Nhiều bạn nghĩ rằng, người Đức là khô khan, khó gần và họ thậm chí phân biệt chủng tộc hay tầng lớp trong xã hội. Thực tế rằng khi mình vào lớp học, các bạn đều niềm nở, nhiệt tình giúp đỡ dù lúc đó mình không nói được tiếng Đức, chẳng hiểu họ nói gì. Các bạn người Đức luôn cố gắng dậy mình từ học chữ cái trong tiếng Đức, tới những câu hội thoại đơn giản, những từ ngữ thông thuộc,....từ đó mình có thể học được tiếng Đức một cách nhanh chóng và tự nhiên. Vậy, người Đức không hề khó gần như mọi người vẫn nghĩ.
Ngoài ra, mọi người có thể thấy người Đức rất mong muốn giúp đỡ những người khó khăn, thiếu thốn như những người tị nạn tràn vào nước Đức. Họ được đón nhận với sự cởi mở, nhiệt tình của người dân Đức. Trong cuộc sống, người Đức không thích tỏ ra thể hiện sự giàu có vì vậy khó phân biệt được tầng lớp giàu, nghèo trong xã hội. Dù đó là người ăn xã hội, không có khả năng làm việc ở Đức nhưng điều đó không ngăn cản tình bạn, quan hệ với những người là các ông chủ các tập đoàn, công ty lớn. Bởi vì họ không có mặc cảm và cũng không có sự kiêu ngạo, ai khó khăn thì giúp đỡ và chia sẻ, đó là bản chất chung của người Đức khi nước Đức là đất nước giàu truyền thống, lịch sử và mong muốn giúp đỡ các quốc gia kém phát triển hơn như Việt Nam.
![]() |
Người Đức thân thiện và cởi mở khi nói về người Việt sống và làm việc ở Đức |
3. Quan điểm của người Đức khi nói về người Việt tại Đức
Người Việt ở Đức nổi tiếng về khả năng học tập, có lẽ không phải do năng khiếu mà là do sự cần cù, chịu khó của người Việt. Người Đức ngưỡng mộ điều này và họ không ngại dành lời khen và thậm chí có nhiều bài viết trên các báo để khen ngợi sự vượt khó của người Việt. Theo mình thì người Đức thích chơi chung với người Việt trong số các người Châu vì dễ gần, thân thiện và cũng chịu chơi nữa. Bởi vì họ hiểu rằng, người Việt để có được thành tích như vậy là do sự hy sinh của thế hệ đi trước, các ông bà, bố mẹ sang lao động chân tay làm quán ăn, làm Nails, bán hàng quần áo,...đâu có cơ hội được học tiếng Đức tử tế như thế hệ sau này.
Ngược lại, người Việt lại có suy nghĩ không tự tin về công việc của gia đình, họ vẫn cảm thấy công việc đó là không văn minh, không đẳng cấp như mở quán ăn, phục vụ nhà hàng, lau chùi toilet,...Nhưng người Đức không hề có suy nghĩ như vậy, trái lại, họ luôn nói thích đồ ăn Việt Nam và thích việc có nhiều quán ăn Châu Á của người Việt làm chủ. Đôi khi người Việt đóng cửa hàng để về Việt Nam thăm gia đình, bạn bè, khách hàng người Đức vẫn không hề từ bỏ và họ vẫn quay lại vì họ tin tưởng vào chất lượng đồ ăn của các quán ăn Châu Á và họ thấy việc nghỉ ngơi dù lâu dài là xứng đáng với thời gian làm việc hàng chục tiếng mỗi ngày của người Việt. Người Đức cảm thấy người Việt là đối tượng lao động chân tay hiệu quả nhất và chịu khó nhất, so với người nhập cư từ các quốc gia khác thì họ chỉ đến để trông chờ vào trợ cấp xã hội, sinh nhiều con để không phải làm việc,....
Đó chính là sự thật về suy nghĩ của người Đức khi nói về người Việt đến nước Đức để học tập, lao động. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người Việt tìm cách ở lại Đức theo các con đường phạm pháp, không có giấy tờ, trộm cắp,....điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của người Việt đã gây dựng rất lâu mới có được trong mắt người Đức.
Ngược lại, người Việt lại có suy nghĩ không tự tin về công việc của gia đình, họ vẫn cảm thấy công việc đó là không văn minh, không đẳng cấp như mở quán ăn, phục vụ nhà hàng, lau chùi toilet,...Nhưng người Đức không hề có suy nghĩ như vậy, trái lại, họ luôn nói thích đồ ăn Việt Nam và thích việc có nhiều quán ăn Châu Á của người Việt làm chủ. Đôi khi người Việt đóng cửa hàng để về Việt Nam thăm gia đình, bạn bè, khách hàng người Đức vẫn không hề từ bỏ và họ vẫn quay lại vì họ tin tưởng vào chất lượng đồ ăn của các quán ăn Châu Á và họ thấy việc nghỉ ngơi dù lâu dài là xứng đáng với thời gian làm việc hàng chục tiếng mỗi ngày của người Việt. Người Đức cảm thấy người Việt là đối tượng lao động chân tay hiệu quả nhất và chịu khó nhất, so với người nhập cư từ các quốc gia khác thì họ chỉ đến để trông chờ vào trợ cấp xã hội, sinh nhiều con để không phải làm việc,....
Đó chính là sự thật về suy nghĩ của người Đức khi nói về người Việt đến nước Đức để học tập, lao động. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người Việt tìm cách ở lại Đức theo các con đường phạm pháp, không có giấy tờ, trộm cắp,....điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của người Việt đã gây dựng rất lâu mới có được trong mắt người Đức.
![]() |
Người Việt làm việc trong các cửa hàng, quán ăn, lao động chân tay nhưng luôn được người Đức tôn trọng |
Trang Tin Tức Việt Đức chấm com - www.tintucvietduc.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét